Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bạc Liêu

Thứ ba - 06/09/2022 02:23 1.126 0
Trong tình hình chung của xã hội, cùng với mặt tích cực của quá trình đổi mới sẽ xuất hiện và phân hóa giàu nghèo lớn hơn, tỷ lệ tội phạm ma túy, mại dâm, trẻ bị xâm hại, bóc lột, người bị bạo hành, bị mua bán tăng cao, vấn đề sức khỏe tâm lý, chăm sóc bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người cao tuổi neo đơn cần phải có những dịch vụ công tác xã hội hoàn chỉnh, thông qua công tác can thiệp hỗ trợ cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng xã hội để nâng cao năng lực xã hội, cân bằng môi trường sống... Đây chính là những đối tượng cần sự hỗ trợ của các dịch vụ công tác xã hội.
Mô hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội  tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bạc Liêu
Thực hiện Quyết định số 488/QĐ-TTg ngày 14/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Đổi mới, phát triển trợ giúp xã hội giai đoạn 2017-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 22/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030. 
Cùng với cả nước, tỉnh Bạc Liêu đang hướng tới phát triển công tác xã hội trở thành một nghề; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại địa phương, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến trên địa bàn tỉnh, thông qua các Kế hoạch: Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 02/4/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Kế hoạch số 82/KH-UBND, ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Để thực hiện mục tiêu của Đề án phát triển nghề Công tác xã hội trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, đáp ứng nhu cầu tư vấn, trợ giúp các cá nhân có nhu cầu, cộng đồng xã hội có vấn đề vướng mắc, nâng cao năng lực tại chỗ, tự giải quyết khó khăn trong cuộc sống, đồng thời cung cấp nơi thực tập, thực hành về nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội có thêm kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm về công tác xã hội và kiến thức liên quan để phục vụ đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng và số đối tượng đặc biệt khó khăn khác, góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội của tỉnh, cần mở rộng và nâng cao chất lượng việc cung cấp các dịch vụ công tác xã hội. Ngày 24/8/2022 Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Quyết định số 6705/QĐ-SLĐTBXH Phê duyệt Đề án Mô hình cung cấp dịch vụ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Bạc Liêu.
MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
Phát triển công tác xã hội trở thành một nghề, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Bạc Liêu nhằm góp phần nâng cao nhận thức của người khuyết tật và gia đình, nhận thức của người dân về nghề công tác xã hội; xây dựng đội ngũ viên chức, nhân viên, cộng tác viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Can thiệp, trị liệu và phục hồi chức năng cho nạn nhân bị bạo lực, bị bạo hành; lang thang, cơ nhỡ và người bị trầm cảm.
- Thực hiện tư vấn và chuyển gửi người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các đối tượng xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với cơ sở y tế, Bệnh viện tiếp nhận, chuyển gửi đối tượng để được tiếp nhận, quản lý trường hợp và huy động nguồn lực trợ giúp xã hội để đưa đối tượng hòa nhập cộng đồng.
- 100% đối tượng có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ tư vấn, can thiệp, hỗ trợ xã hội tại Trung tâm và kết nối đến các dịch vụ xã hội liên quan khác thông qua hai hình thức: tư vấn trực tiếp và tư vấn qua tổng đài Hotline.
- Cung cấp các dịch vụ xã hội cho các nhóm đối tượng bảo đảm đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng để cung cấp những hỗ trợ tâm lý xã hội và các dịch vụ chăm sóc; chú trọng nhóm trẻ em khuyết tật, người khuyết tật.
- Cung cấp các dịch vụ về giáo dục xã hội và nâng cao năng lực giúp đối tượng phát triển khả năng tự giải quyết các vấn đề, bao gồm cả giáo dục kỹ năng làm cha mẹ cho những đối tượng có nhu cầu; đào tạo kỹ năng sống cho trẻ em và người chưa thành niên.
- Nâng cao năng lực về công tác xã hội cho các nhân viên, cộng tác viên làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Vận động cải thiện các chính sách của địa phương nhằm tăng cường phát triển nghề công tác xã hội và tăng cường trợ giúp người có hoàn cảnh đặc biệt. Nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề xã hội và vận động hỗ trợ những người dễ bị tổn thương.
PHẠM VI HOẠT ĐỘNG: Thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh Bạc Liêu, ưu tiên hỗ trợ các địa phương có số người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí, người có nguy cơ tâm thần cao so với dân số.
NHIỆM VỤ CỦA MÔ HÌNH:
1. Tư vấn, tham vấn

- Tư vấn trực tiếp:
+ Tại phòng làm việc
+ Tại mô hình cafe tư vấn
- Tư vấn qua Hotline
Mục đích: Cung cấp thông tin, các chế độ chính sách; giải đáp, chia sẻ các khó khăn thắc mắc trong cuộc sống, hướng dẫn đối tượng lập các thủ tục hồ sơ thụ hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước...
2. Can thiệp hỗ trợ
- Can thiệp cá nhân:
+ Can thiệp tâm lý
+ Can thiệp giáo dục
+ Can thiệp y tế
- Can thiệp nhóm: Đối tượng là nhóm người có chung mối quan tâm, các vấn đề khó khăn, vướng mắc cần giải quyết
- Can thiệp tại cộng đồng: Đối tượng là một bộ phận dân cư tại cộng đồng có chung mối quan tâm, các vấn đề khó khăn, vướng mắc cần giải quyết.
Mục đích: Tạo ra sự tác động tích cực đến toàn bộ sự phát triển của người khuyết tật; trong đó có sự phát triển về xã hội, tình cảm, thể chất và trí tuệ; giảm thiểu ảnh hưởng của tật đối với sự phát triển của người khuyết tật và tận dụng tối đa cơ hội cho họ tham gia các hoạt động bình thường từ khi còn nhỏ; ngăn chặn các điều kiện rủi ro hoặc những phát triển bất thường bắt nguồn từ các vấn đề nghiêm trọng mà có thể tiến triển đến mức độ họ bị dán nhãn là tàn tật; ngăn chặn sự xuất hiện của tật thứ hai do hệ quả của tật thứ nhất gây nên.
3. Đào tạo, truyền thông
- Dạy kỹ năng sống
- Truyền thông tại cộng đồng
- In, phát hành tời rơi, tờ gấp, pano, áp phích
Mục đích: Nâng cao nhận thức của cán bộ viên chức và người dân về nghề công tác xã hội; trang bị các kiến thức kỹ năng, khơi dậy các tiềm năng, huy động các nguồn lực xã hội giúp họ chủ động giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
4. Cung cấp các dịch vụ khẩn cấp và ngắn hạn
- Tiến hành những đánh giá ban đầu và sàng lọc những trường hợp tổn thương được phát hiện và báo tin ở cộng đồng. Sau đó, cung cấp ngay các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp để đảm bảo an toàn và đáp ứng ngay nhu cầu tối thiểu của đối tượng khi họ tới trung tâm như nơi ăn, ở, thuốc men và chăm sóc y tế... Đối với các trường hợp đặc biệt cần chuyển ngay tới các cơ sở có liên quan như y tế hoặc hướng dẫn các dịch vụ chuyển tuyến phù hợp. Cung cấp các thông tin về phúc lợi xã hội, luật pháp và những kiến thức chung cho sự phát triển và phục hồi của đối tượng.
- Bên cạnh, việc mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội, tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy văn hóa, dạy nghề nhằm động viên khuyến khích, khơi dậy tiềm năng, cung cấp kiến thức, kỹ năng, hỗ trợ người khuyết tật phục hồi về thể chất, tinh thần và phát triển, tạo cơ hội việc làm và thu nhập cho người khuyết tật.
5. Quản lý đối tượng
- Thu thập thông tin và nhu cầu của đối tượng; đánh giá sàng lọc.
- Xây dựng kế hoạch trợ giúp cho đối tượng.
- Thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng.
- Theo dõi, rà soát việc thực hiện kế hoạch trợ giúp đối tượng.
- Đánh giá và kết thúc quản lý trường hợp với đối tượng.
HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN 
1. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Kế hoạch số 50/KH-UBND ngày 31/3/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 02/4/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu về việc thực hiện Chương trình trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu; Kế hoạch số 82/KH-UBND, ngày 31/5/2021 của UBND tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện Chương trình phát triển công tác xã hội giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
2. Áp dụng quy trình quản lý đối tượng một cách hệ thống, chuyên nghiệp từ khâu tiếp nhận, đánh giá, phân loại, xây dựng thực hiện kế hoạch quản lý, kết nối, điều phối, giám sát dịch vụ hỗ trợ cần thiết cho đối tượng.
3. Đáp ứng mục tiêu, mỗi năm tổ chức tư vấn, hỗ trợ trên 80% đối tượng có nhu cầu được cung cấp các dịch vụ tư vấn, can thiệp và kết nối đến các dịch vụ xã hội liên quan khác thông qua hai hình thức: tư vấn trực tiếp và tư vấn qua tổng đài Hotline. Can thiệp, hỗ trợ cá nhân, nhóm trực tiếp tại Trung tâm từ 100 đến 200 đối tượng; đào tạo, truyền thông: dạy kỹ năng sống: 1000 lượt đối tượng là người dân, học sinh…; In, phát hành tời rơi, tờ gấp, pano, áp phích.
Trên cơ sở đó, Ban Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội đã đề ra nhiều giải pháp và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các phòng chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả mô hình./.

Tác giả bài viết: admin

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây