Muỗi vằn

Bệnh sốt xuất huyết - Cách điều trị và phòng chống.

 23:14 31/05/2021

Bệnh sốt xuất huyết (SXH) là bệnh lưu hành quanh năm, tuy nhiên khi mưa xuống tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển kéo theo dịch bệnh sốt xuất huyết tăng lên. Véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn, khi không còn muỗi vằn – sẽ không có bệnh sốt xuất huyết. Khi đẻ trứng, muỗi vằn thường chọn đẻ nơi nước sạch, không đẻ nơi ao tù, nước thải, cống như nhiều người dân nghĩ. Muỗi vằn có thể đẻ rất nhiều nơi nếu như có nước sạch. Trứng muỗi có đặc điểm bám vào thành lu, hũ, mái lá và có thể tồn tại đến 6 tháng ở trạng thái khô, chỉ cần khi có nước thì lập tức trứng muỗi vằn phát triển thành lăng quăng rồi thành muỗi. Chính vì tập tính đẻ trứng như vậy nên muỗi vằn truyền bệnh SXH có khả năng sinh sản và phát triển mạnh vào đầu mùa mưa.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây